Để máy tính hoạt động cần phải có bộ cấp nguồn điều tiết, phân bổ các luồng điện khác nhau. Bạn đã hiểu rõ những gì về bộ nguồn máy tính? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ và biết được cách chọn một bộ nguồn phù hợp nhé.

Tìm hiểu nguồn máy tính
Để giúp các bạn hiểu hơn về nguồn máy tính chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin sau đây:
Định nghĩa
Power Supply Unit (PSU) còn được gọi là nguồn máy tính. Đây là thiết bị nằm trong thùng máy, cung cấp năng lượng cho các bộ phận của máy như: Bo mạch chủ, ổ cứng hay RAM…
Cách hoạt động
Đây là bộ phận trung gian, chuyển đổi dòng điện xoay chiều hiệu điện thế lớn dòng điện từ ổ cắm 220V thành dòng điện có điện áp nhỏ. Dòng điện áp nhỏ này là năng lượng phù hợp cho các thiết bị, linh kiện của máy tính hoạt động.
Đường điện có trong bộ nguồn
Một bộ nguồn của máy tính có nhiều đường điện khác nhau phù hợp với các phần linh kiện của máy tính:
Đường điện +3.3V: Đây là đường điện mới trên các bộ nguồn hiện đại. Đường điện này phù hợp chuẩn ATX – cung cấp điện cho CPU và bộ nhớ chính.
Đường điện +5V: Cung cấp điện bo mạch chủ, linh kiện ngoại vi, CPU đời cũ
Đường điện -5V: Cung cấp điện các ổ đĩa mềm, mạch cấp điện các khe cắm ISA cũ
Đường điện -12V: Đường điện này sử dụng ở các bộ nguồn đời cũ. Các nguồn mới có tích hợp nhưng do cường độ dòng điện yếu nên ít được sử dụng.
Đường điện +12V: Là một đường điện quan trọng, cung cấp nguồn điện cho ổ cứng, card mở rộng và CPU.

Các quy ước về mức điện áp theo màu dây trong nguồn máy tính:
- Màu đen: Dây chung, điện áp quy định là 0V; còn gọi là GND hay COM. Các mức điện áp khác đều so với dây đen.
- Màu cam: Mức điện áp: +3,3 V
- Màu đỏ: Mức điện áp +5V
- Màu vàng: Mức điện áp +12V
- Màu xanh dương: Mức điện áp -12V
- Màu xanh lá: Đây là dây dây kích hoạt hoạt động của nguồn. Nếu nguồn không hoạt động, hoặc không nối với máy tính, thì kích hoạt nguồn làm việc bằng cách nối dây kích hoạt xanh lá với dây 0V Hay COM, GND, màu đen. Để kiểm tra hoạt động của nguồn khi nguồn được lắp vào máy
- Màu tím: Điện áp 5Vsb 5V standby: Dây này luôn có điện khi đầu vào của nguồn nối với nguồn điện dân dụng dù nguồn được kích hoạt hay không : Đo điện áp giữa dây này với dây đen sẽ cho điện áp 5V trước khi kích hoạt nguồn. Dòng điện được cung cấp để khởi động máy tính, cho chuột, bàn phím và các cổng USB. Dùng đường 5Vsb cho chuột và bàn phím tuỳ theo thiết kế bo mạch chủ.
Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra đang được các nhà sản xuất nguồn của máy tính sử dụng là ATX 12V. Chuẩn này gồm có 5 nhánh chính:
ATX: 20 chân cắm.
WTX: 24 chân cắm.
ATX 12V: Phần chính 20 chân cắm, phụ 4 chân cắm.
EPS12V: Phần chính 24 chân cắm, phụ 8 chân cắm.
ATX12V phiên bản 2.0: Phần chính 24 chân, phụ 4 chân.
Các loại chân cắm
Loại chân cắm được kết hợp từ nhiều dây điện với màu sắc cũng khác nhau. Màu đỏ là dòng điện +5V, vàng là +12V, đen là dây mát. Sau đây là các loại chân cắm phổ biến:
Molex: Dùng kết nối từ nguồn với các ổ đĩa cứng, bo mạch chủ, ổ đĩa quang, quạt gió của Asus, card màn hình Geforce 5, 6 hoặc Radeon X800.
Đầu cắm nguồn chính: Kết nối giữa nguồn và bo mạch chủ là ATX 20 chân cắm hoặc ATX 24 chân cắm.
Dây điện phụ 12V: Gồm có 4 đầu cắm với 2 chân 12V và 2 chân mát.
Đầu cắm SATA: SATA là ổ đĩa cứng cao cấp được ưa chuộng, cắm ổ đĩa SATA cần tối thiểu từ 2 đến 4 chân cắm dẹt.
Đầu cắm PCI Express: Đầu cắm này và đầu cắm SATA là những đầu cắm không thể thiếu trên các nguồn máy hiện đại. Đây là loại đầu cắm được dùng cho các card đồ họa và card mở rộng.
Đầu cắm ổ đĩa mềm: Là loại đầu cắm 2 dây mát, 1 dây +5V, 1 dây +12V.
Đầu cắm EPS 12V 8 chân: Đầu cắm này sử dụng cho bo mạch chủ máy tính trạm và hệ thống máy tính chuyên nghiệp.
Các loại nguồn máy tính phổ biến nhất hiện nay
Có rất nhiều loại nguồn máy tính, kích thước khác nhau có thể sử dụng cho thùng máy tính của mình. sau đây là các nguồn máy tính phổ biến:
Nguồn ATX PS2: Là loại nguồn tiêu chuẩn cơ bản nhất được sử dụng ở các thùng máy tính chơi game. Công suất của nguồn từ 250W đến 1000W.
Nguồn ATX PS3: ATX PS3 được sử dụng trong các thùng máy chơi game nhưng với kích thước nhỏ nên phù hợp với các loại thùng máy có diện tích nhỏ hẹp. Công suất : 300W.
Nguồn SFX PSU: SFX PSU được sử dụng trong những thùng máy nhỏ, kích thước bị hạn chế. Công suất 180W.
Nguồn SFX PSU Quạt 80mm dưới đáy: Tương tự như SFX PSU nhưng trang bị thêm quạt thông gió dưới đáy.
Nguồn ATX PSU: Nguồn này khá dài, nhỏ hợp với các loai thùng máy mỏng nhẹ. Công suất: 350W.
Nguồn TFX PSU: Sử dụng trên loại máy tính All in one do kích thước siêu mỏng. Công suất: 250W.

Cách chọn nguồn máy tính?
Một bộ nguồn tốt cần phải đáp ứng những yêu cầu như sau:
– Điện áp đầu ra bắt buộc ổn định, không được bị nhiễu, không gây ra điện trường, từ trường nhiễu đến các linh kiện xung quanh.
– Khi hoạt động không tỏa nhiệt gây nóng, không rung mạnh hay gây tiếng ồn lớn.
– Bộ nguồn phải có nhiều chuẩn đầu ra, chuẩn chân cắm và chân cắm phải bọc dây bảo vệ gọn gàng.
– Đảm bảo hoạt động ổn định đúng công suất thiết kế của bộ nguồn trong thời gian dài.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về nguồn máy tính mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Đây là loại linh kiện rất quan trọng nếu bạn muốn lắp ráp một chiếc máy tính. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.