Mainboard – Bo mạch chủ được xem là xương sống của máy tính, khi nó quyết định đến việc chọn các loại linh kiện khác phù hợp. Mainboard là bộ phận liên kết RAM, card đồ họa và CPU thành một khối thống nhất để giúp cho máy tính có thể hoạt động một cách tối ưu nhất. Vậy bo mạch chủ là gì? Có những loại Mainboard nào nổi bật hiện nay?. Hãy cùng Directoryss tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.
Mainboard là gì?
Mainboard hay chúng ta có thể hiểu là bo mạch chủ, đây là một linh kiện trong máy tính quyết định cấu trúc, cấu hình và độ bền của máy. Bên cạnh đó, bo mạch chủ còn có chức năng nối kết thành phần chính cùng các thiết bị ngoại vi như Wifi, Ethernet, card đồ hoạ hoặc GP.

Bo mạch chủ trong máy tính có nhiệm vụ cung cấp điện năng cho các linh kiện hoạt động, đồng thời đảm nhận điều khiển tốc độ, và đường truyền của các thiết bị với nhau, giúp kết nối các thành phần với nhau, nhận đường truyền và xử lý lại đường truyền ấy, giúp cho máy tính hoạt động một cách thống nhất và ổn định.
Cách để lựa chọn Mainboard phù hợp cho từng dòng máy tính
Dựa theo Socket CPU để chọn bo mạch chủ phù hợp
Trong Bo mạch chủ thì Socket CPU là nơi tiếp xúc trực tiếp giữa CPU và bo mạch chủ. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thì đây chính là đế cắm của CPU trên bo mạch chủ. Do đó, để chọn để có thể lựa bo mạch chủ thì chúng ta cần phải dựa vào Socket CPU vì CPU và bo mạch chủ phải cùng loại socket thì kết nối của máy tính mới ổn định được.

Do đó, khi chúng ta đã chọn được CPU cho máy tính của mình thì chúng ta cần phải dựa vào thông số socket của CPU để làm cơ sở chọn lựa chọn mainboard phù hợp. Socket CPU và bo mạch chủ phù hợp với nhau thì mới có thể giúp cho máy tính hoạt động trơn tru, hiệu quả.
Đặc biệt, đối với bo mạch chủ dòng cao cấp, cả Intel (LGA 2066) và AMD (TR4) đều có những socket khác nhau để phù hợp với kích thước cũng như sức mạnh của bộ xử lý Core X và Threadripper.
Dựa theo Chipset để chọn Mainboard phù hợp
Trong máy tính thì Chipset có nhiệm vụ kết nối và truyền tải dữ liệu giữa linh kiện và các thiết bị ngoại vi với CPU. Chúng được gọi với tên gọi chính là của chip Cầu Bắc và chip Cầu Nam.
Chip cầu Bắc sẽ kết nối dữ liệu các bộ phận tốc độ cao như RAM, GPU và CPU. Còn chip cầu Nam đảm nhiệm vai trò kết nối bộ phận tốc độ thấp như USB, chuột, ổ cứng và bàn phím,…

Chipset đa phần là do các hãng CPU Intel và CPU AMD giao cho các hãng sản xuất bo mạch chủ. Do đó, khi chúng ta mua bo mạch chủ thì sẽ chịu ảnh hưởng của chipset vì giá cả của chúng hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.
Chọn Mainboard có đủ các khe mở rộng để sử dụng
Khi chúng ta muốn lựa chọn bo mạch chủ cho máy tính của mình thì cần chú ý vào các khe rộng. Có thể hiểu đơn giản là cổng PCIe và khe cắm RAM (DIMM slot) của bo mạch chủ.
Cổng PCIe là cổng chuẩn kết nối với vai trò liên kết các thành phần mở rộng trong máy tính như card mạng, card đồ họa, card âm thanh,.. với bo mạch chủ.

PCIe được sản xuất với nhiều kích thước như: X1, X2, X4, X8. X16,.. Kích cỡ PCIe càng lớn càng được trang bị nhiều chân kết nối, băng thông dữ liệu sẽ cao hơn.
Vậy nên, khi chúng ta chọn mua bo mạch chủ thì cần cân nhắc mình sẽ dùng mục đích gì với số lượng bao nhiêu để hạn chế tối đa việc mất thời gian, gây ảnh hưởng đến quá trình thay thế, sửa chữa về sau. Từ đó mới có thể chọn được bo mạch chủ phù hợp nhất cho máy tính của mình để sử dụng hiệu quả.
Dựa vào cổng kết nối và I/O để chọn Mainboard phù hợp nhất
Số lượng cổng kết nối và I/O là một trong những thông số quan trọng quyết định việc lựa chọn bo mạch chủ build PC.
Trên bo mạch chủ có các cổng kết nối và I/O chủ yếu như sau:
- Cổng SATA và khe M.2
- Các cổng USB
- Các cổng Audio
- Cổng kết nối mạng
- Các cổng xuất hình ảnh
Các bo mạch chủ từ cơ bản đến cao cấp đều sẽ được trang bị đầy đủ các cổng kết nối cơ bản, vậy nên khi chúng ta muốn mua bo mạch chủ phù hợp cho PC của mình thì cần phải dựa vào cổng kết nối và I/O để lựa chọn, không chọn được cổng kết nối phù hợp sẽ không đảm bảo hiệu suất làm việc của mainboard.
Lựa chọn kích cỡ của mainboard phù hợp (Form Factor)
Mỗi loại bo mạch chủ có kích cỡ khác nhau sẽ phù hợp với thiết bị nhất định. Các bo mạch chủcó kích cỡ càng lớn thì sẽ được tích hợp nhiều thành phần bổ sung hơn như tích hợp WiFi, Led RGB hay số lượng lớn khe PCIe, khe RAM và các cổng kết nối ngoại vi,..

Do đó, khi chọn bo mạch chủ thì chúng ta cần phải chọn loại có kích cỡ phù hợp với PC để phù hợp với vỏ Case máy cũng như thuận tiện hơn trong việc lắp ráp máy tính.
Trên bài viết là toàn bộ thông tin về mainboard mà các bạn đang tìm kiếm, hy vọng sau bài viết sẽ giúp bạn nắm các thông tin cần thiết về bo mạch chủ, vai trò của nó trong máy tính cũng như những phương pháp để có thể tìm được bo mạch chủ phù hợp cho Pc của mình để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.